Sửa nhà có cần giấy phép không?
Sửa nhà có cần giấy phép không?
Sở hữu một ngôi nhà không chỉ có nghĩa là vào ở thôi, đôi khi thời gian sau nó còn sinh ra khoản chi phí thứ hai khiến bạn phải lo lắng đó là bảo trì, sửa chữa. Bất kỳ chủ nhà nào cũng biết rằng việc bảo trì một ngôi nhà đòi hỏi rất nhiều công việc. Tuy nhiên, trước khi sửa chữa bạn cần biết rằng sửa nhà cũng phải cần giấy phép đấy. Nếu đây là tình huống bạn đang gặp phải, hãy cùng rees tìm hiểu việc sửa nhà ở đây có hai trường hợp:
* Thứ nhất: Sửa nhà thay đổi kết cấu chịu lực (sửa chữa lớn)
Việc sửa nhà có làm thay đổi kết cấu chịu lực của căn nhà là việc sửa chữa này làm thay đổi kết cấu hệ khung sườn của ngôi nhà chẳng hạn như: Đúc thêm cầu thang hoặc đập cầu thang xương cá cũ để đúc cầu thang mới; đúc thêm các cột; đúc thêm sàn; nâng thêm tầng; đúc thêm ô văng, sê nô, máng sối bê tông bằng cốt thép; gia cố lại móng, xử lý nghiêng nhà, lún nhà.
* Thứ hai: Sửa nhà nhưng không làm thay đổi kết cấu chịu lực (sửa chữa nhỏ)
Việc sửa nhà không làm thay đổi kết cấu chịu lực của căn nhà là việc sữa chữa không thay đổi kết cấu hệ ngôi nhà như: Xây ngăn phòng, xây lại hộp gen; đập - xây mới nhà vệ sinh; nâng nền, ốp lát gạch lại, lăn sơn nước; thay đổi hệ thống ống nước, sữa chữa hệ thống điện, hệ thống chiếu sáng; đóng thạch cao trần, đóng thạch cao ngăn phòng; lắp vách ngăn nhôm kính, thay mái tôn bị dột; thay ngói mới, thay chân bồn nước; lắp đặt máy nước nóng năng lượng mặt trời; dán giấy dán tường, trang trí nội thất, trang trí ngoại thất,....
Rất nhiều trường hợp ngôi nhà của xuống cấp quá trầm trọng không đủ để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của các thành viên trong gia đình. Phải đập đi xây lại, thay đổi quy mô, kết cấu của ngôi nhà. Trong trường hợp này bạn bắt buộc phải xin giấy phép sửa chữa. Đồng thời phải chuẩn bị hồ sơ kiểm định móng trước khi tiến hành thi công. Để được cấp phép sửa chữa, cải tạo nhà bạn cần phải làm hồ sơ và trình lên các cơ quan có thẩm quyền để xin cấp phép.
Điều 47. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng đối với trường hợp sửa chữa, cải tạo công trình
1. Đơn đề nghị cấp giấy phép sửa chữa, cải tạo công trình, nhà ở riêng lẻ theo Mẫu số 01 Phụ lục II Nghị định này.
2. Một trong những giấy tờ chứng minh về quyền sở hữu, quản lý, sử dụng công trình, nhà ở riêng lẻ theo quy định của pháp luật.
3. Bản vẽ hiện trạng của các bộ phận công trình dự kiến sửa chữa, cải tạo đã được phê duyệt theo quy định có tỷ lệ tương ứng với tỷ lệ các bản vẽ của hồ sơ đề nghị cấp phép sửa chữa, cải tạo và ảnh chụp (kích thước tối thiểu 10 x 15 cm) hiện trạng công trình và công trình lân cận trước khi sửa chữa, cải tạo.
4. Hồ sơ thiết kế sửa chữa, cải tạo tương ứng với mỗi loại công trình theo quy định tại Điều 43 hoặc Điều 46 Nghị định này.
5. Đối với các công trình di tích lịch sử - văn hóa và danh lam, thắng cảnh đã được xếp hạng thì phải có văn bản chấp thuận về sự cần thiết xây dựng và quy mô công trình của cơ quan quản lý nhà nước về văn hóa.
Tùy quy mô, loại công trình xây dựng mà cơ quan có thẩm quyền như Bộ Xây dựng, UBND cấp tỉnh, huyện cấp giấy phép xây dựng. Đối với nhà ở riêng lẻ thì việc xin phép sửa chữa thực hiện tại UBND cấp huyện. Các bạn nộp hồ sơ xin phép sửa chữa tại của Uỷ ban nhân dân cấp Quận/Huyện thì cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ bao gồm các loại giấy tờ sau đây:
- Hồ sơ kiểm định;
- Bản vẽ xin phép sửa chữa;
- Chủ quyền ngôi nhà;
- Lệ phí trước bạ;
- Biên bản cam kết không ảnh hưởng đến các hộ xung quanh;
- Biên bản xác nhận chữ ký.
Thời gian giải quyết thủ tục xin giấy phép sửa nhà có thay đổi kết cấu chịu lực của căn nhà là 20 ngày làm việc kể từ khi bạn nộp hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền giải quyết. Sau khi có giấy phép: các bạn nộp bản vẽ xin phép và hồ sơ pháp lý của nhà thầu cho cán bộ phụ trách về xây dựng phường/xã địa phương căn nhà muốn sửa (Giấy phép đăng ký kinh doanh của công ty sửa nhà, chứng chỉ chỉ huy trưởng của cán bộ phụ trách thi công, bảo hiểm tai nạn cho công nhân).
Chuẩn bị thi công: Treo bảng thông tin công trình, giấy phép xây dựng ép plastic trước cửa công trình.
Đối với trường hợp sửa nhà không thay đổi kết cấu chịu lực: Thủ tục sửa nhà khá đơn giản về hồ sơ gồm: Đơn xin sửa chữa nhà nộp cho cán bộ phụ trách xây dựng của Phường. Thời gian thực hiện: tùy theo quy định của từng địa phương.
Lưu ý đối với vấn đề giấy phép xây dựng nhà cấp 4: Nhà cấp 4, là từ ngữ quen thuộc của người dân. Nhà cấp 4 là nhà chỉ có tầng trệt mái lợp ngói, hoặc lợp tôn chúng ta khi nói về ngôi nhà không có lầu, lợp mái tôn, mái ngói. Vậy khi sửa nhà cấp 4 mà không nâng tầng, chúng ta xếp vào trường hợp thứ 2. Sửa nhà cấp 4, cấp 3, cấp 2, cấp 1 đều phải xin phép xây dựng. Vậy khi sửa nhà cấp 4 mà không nâng tầng, không thay đổi các bạn xếp vào trường hợp không thay đổi kết cấu chịu lực.
Ngoài vấn đề liên quan đến giấy phép sửa chữa, chủ nhà cũng nên chú ý đến thời điểm và kinh phí sửa chữa. Chủ nhà nên chọn thời điểm rảnh rỗi để thuận tiện cho việc giám sát và hạn chế tối đa việc ảnh hưởng đến những hộ dân xung quanh. Muốn sửa chữa lớn thì không nên làm vào mùa mưa để tránh bị gián đoạn tiến độ. Ngoài ra, trước khi sửa nhà, chủ nhà lên lộ trình sửa chữa để thông báo cho những hộ dân xung quanh biết. Những phần xây dựng có tiếng ồn, khói bụi nhiều gia chủ nên tránh làm vào giờ nghỉ buổi trưa, buổi tối, ngày cuối tuần để không gây ảnh hưởng đến sinh hoạt chung.