Vật liệu lót sàn cho nội thất cao cấp
Vật liệu lót sàn cho nội thất cao cấp
Các mẫu sàn nhà hot nhất hiện nay
Dù bạn xây mới hay cải tạo thì chọn loại sàn là quyết định quan trọng. Vật liệu lát sàn không chỉ ảnh hưởng đến vẻ bề ngoài, chỗ đứng vững mà nó còn thực sự tác động đến cảm giác cả không gian của bạn. Sàn nhà đẹp và bền sẽ là nền tảng cho thiết kế căn phòng. Hãy nhớ rằng các vật liệu lát sàn khác nhau được sử dụng cho từng phòng cụ thể. Ví dụ, sàn lát gạch có thể tuyệt vời trong phòng tắm và nhà bếp, nhưng một cái gì đó như sàn gỗ hay sàn thảm sẽ phù hợp nhất cho phòng ăn hoặc phòng khách. Điều quan trọng không chỉ chọn một loại ăn ý với phong cách của bạn mà còn phải xem xét các vật liệu khác nhau và ưu nhược điểm của từng loại. Trước khi xem qua các vật liệu lát sàn phổ biến bạn cần xem xét một số yêu cầu sau:
- Độ bền: Trước tiên phải xác định bạn lót sàn cho phòng nào, từ đó chọn đúng loại đúng độ bền mà bạn cần. Nếu khu vực thường xuyên đi lại như phòng khách hoặc lối vào và bạn có trẻ em/vật nuôi, hãy chọn sàn có khả năng chống ẩm tốt và chống trầy xước. Nếu bạn đang định lót sàn nhà bếp hãy chọn sàn đệm dễ dàng cho đôi chân khi đứng trong thời gian dài. Bằng cách dự tính đến các yếu tố lối sống sinh hoạt, hãy chọn chất liệu đủ bền cho căn phòng.
- Lắp đặt: Có một số loại sàn yêu cầu lắp đặt tốn kém và tốn thời gian. Ví dụ, ốp đá phức tạp thành một bức tranh trong nhà bếp dự kiến sẽ mất vài ngày hay thậm chí lắp đặt một sàn gỗ cứng có thể tốn nhiều công sức! Nếu bạn đang tìm kiếm một loại sàn lắp nhanh mà dễ hãy tham khảo gạch bông, thảm. Bất kỳ công việc nào cũng có thể trở thành một vấn đề đau đầu nếu bạn không biết những gì sẽ xảy ra về khung thời gian lắp đặt trước khi mua vật liệu của mình. Khi vật liệu lát sàn trở nên khó lắp đặt hơn, chi phí nhân công tăng lên.
- Vệ sinh: Mỗi loại sàn sẽ có nhu cầu vệ sinh và bảo dưỡng khác nhau. Hãy chọn loại bề mặt nào nhìn sạch nhất dựa trên cuộc sống sinh hoạt của bạn.
- Chi phí: Tùy chủng loại có giá khác nhau, hãy xác định ngân sách bạn chi ra cho sàn nhà tránh vượt quá. Ví dụ, nếu bạn thích vẻ ngoài của gỗ cứng nhưng không đủ tiền mua đồ thật, thì laminate có thể là lựa chọn hoàn hảo.
Tiếp theo sẽ là các vật liệu lót sàn phổ biến nhất cho căn phòng của bạn bên dưới:
1. Sàn gỗ cứng (Hardwood Flooring)
Gỗ cứng là một trong những vật liệu lát sàn phổ biến nhất vì nhiều chủ nhà hay nhà thiết kế thích vẻ ngoài của nó. Sàn gỗ cứng vừa đẹp vừa bền, màu sắc sự nhiên ấm áp. Gỗ đã được hoàn thiện sẽ có lớp bao phủ trước khi bạn lắp đặt các tấm ván. Gỗ cứng chưa hoàn thiện sẽ cần được chà nhám và phủ bóng để sau khi lắp đặt vừa sáng bóng vừa có khả năng chống ẩm. Thông thường loại sàn này được làm từ một miếng gỗ cứng cắt từ một loại cây mà bạn chọn. Ví dụ từ gỗ sồi, anh đào hoặc óc chó và nhiều loại khác.
Ưu điểm: Gỗ cứng nên rất bền và ổn định, đem lại vẻ đẹp ấm cúng. Sau này bạn không dùng bán lại vẫn được giá. Bảo trì không phức tạp vì chỉ cần làm sạch bề mặt.
Nhược điểm: Giá rất cao tùy thuộc vào loại gỗ cứng được chọn, gỗ cứng khi đi mạnh sẽ tạo ra tiếng ồn. Sàn gỗ cứng cũng cần được bảo dưỡng và lau chùi thường xuyên ở những khu vực có lưu lượng người qua lại cao. Nói chung, vật liệu này không được khuyến khích sử dụng cho những không gian có độ ẩm hoặc người đi qua lại nhiều. Bên cạnh vật liệu, sàn gỗ cứng đòi hỏi những người thợ có trình độ chuyên môn để lắp đặt làm tăng chi phí ban đầu. Sàn gỗ cứng sẽ nhạy cảm với độ ẩm, quá nhiều ẩm sẽ gây cong vênh hoặc đổi màu.
Phòng được đề xuất: Gỗ cứng là một lựa chọn phổ biến cho phòng khách, vì nó mang lại cảm giác ấm cúng và phong cách. Phòng khách có xu hướng ít người qua lại nên ít phải bảo trì hơn. Một tấm thảm có thể hữu ích để giảm tiếng ồn.
2. Sàn gỗ kỹ thuật (Engineered Wood Floors)
Gỗ cứng kỹ thuật là một sự thay thế hợp lý hơn cho gỗ cứng rắn. Loại sàn này sẽ có một lớp bề mặt trên cùng được sản xuất bởi các lớp ván ép hoặc sợi gỗ tái chế trộn với bụi đá. Hỗn hợp này tạo ra một loại vật liệu ổn định hơn và ít bị thay đổi bởi nhiệt độ / độ ẩm hơn so với gỗ cứng nguyên chất. Các hãng sản xuất sàn gỗ kỹ thuật tạo ra loại sàn tự khóa với nhau khi lắp đặt mà không cần keo dán hay đinh. Điều này làm cho việc lắp đặt dễ dàng hơn nhiều và có thể giúp bạn tiết kiệm kha khá tiền trong quá trình. Chưa kể gỗ kỹ thuật được chế tạo hiện đại trông rất hấp dẫn và một số loại gần giống với sàn gỗ cứng thực sự. Bạn có thể chọn từ nhiều loại gỗ khác nhau như sồi, anh đào và hickory. Kích thước và tỷ lệ ván cũng giống hệt nhau.
Ưu điểm: Tiết kiệm chi phí lắp đặt, không còn lo ngại về độ cong vênh như gỗ cứng. Có thể lót sàn gỗ kỹ thuật ở nơi ẩm ướt. Ngoài ra chi phí loại sàn này cũng nhẹ túi tiền hơn so với gỗ cứng.
Nhược điểm: Đối với gỗ đã qua chế tạo thì nó không thể được chà nhám hoặc đánh bóng lại thường xuyên như sàn gỗ cứng thực sự vì lớp veneer phía trên mỏng. Tuy nhiên, bạn có thể phủ các loại chất lượng cao hay sơn như gỗ cứng truyền thống, giúp chúng có khả năng chống mài mòn và trầy xước rất tốt.
3. Gạch men (Ceramic Tiles)
Sàn gạch men rất phổ biến tại Việt Nam, gạch men được làm từ hỗn hợp đất sét và đá phiến nung, làm cứng trong lò. Có thể nói gạch hay gạch men đều là một trong những vật liệu lát sàn chịu lực tốt nhất và chúng không bị ảnh hưởng bởi độ ẩm hoặc thời tiết. Gạch men có nhiều hình dạng, màu sắc, kích thước và kết cấu khác nhau. Chúng ta có thể trộn và kết hợp những loại gạch này để tạo ra sàn nhà với các hoa văn tùy chỉnh. Gạch men có ba loại khác nhau là tráng men, sứ, gạch nung.
- Gạch tráng men có lớp phủ tương tự như kính, với số lượng màu sắc và chủng loại hầu như không giới hạn để lựa chọn.
- Gạch sứ thường được sử dụng khá nhiều nhờ độ bền của nó. Gạch bán sứ, gạch xương sứ,...
- Gạch màu đất đỏ nung là loại ngói không tráng men, có nét mộc mạc duyên dáng và khả năng chống trơn trượt tốt hơn gạch tráng men. Tuy nhiên, là đất nung không tráng men cần phải bảo quản để tránh bị ố vàng.
Ưu điểm: Gạch men là một vật liệu ổn định, giá rẻ có nhiều kiểu dáng và màu sắc khác nhau. Gạch rất bền và có khả năng chống trầy xước, chống thấm nước. Chúng dễ làm sạch và không dễ bị phai màu.
Nhược điểm: Gạch thiếu độ đàn hồi, dễ bị rơi nứt và việc sửa chữa có thể khó khăn. Việc lắp đặt gạch cần có keo và xi măng, tốn nhiều thời gian. Ngoài ra, việc lắp đặt sai có thể làm nước rò rỉ tại các đường nối.
Các phòng được đề xuất: Phòng tắm và nhà bếp.
4. Sàn tre (Bamboo Flooring)
Được tạo thành từ những sợi tre dán lại với nhau cho ra những dải hoặc tấm ván chắc chắn. Nhìn sơ bạn thấy sàn tre trông giống như gỗ cứng nhưng thật sự nó là tre đan lại. Sàn tre có vẻ đẹp quyền quý, dẻo dai và bền. Chúng cũng thuộc vật liệu bền, thân thiện với môi trường, chi phí để mua và lắp đặt sàn tre tương đương với sàn gỗ cứng (cùng ưu và nhược điểm). Tre tự nhiên tạo ra sàn có màu gỗ rất sáng, các phương pháp xử lý ngày nay có thể biến màu tối hơn và tùy chọn các màu khác nhau.
5. Sàn đá vôi Travertine (Travertine floor tile)
Travertine là một loại đá vôi hình thành xung quanh các suối nước nóng. Khoáng chất hòa tan và biến đổi thành từng lớp để tạo ra chất travertine. Có nhiều màu sắc khác nhau tùy theo loại, một số biến thể màu sắc là trắng ngà, be, nâu đỏ và vàng. Sàn travertine dễ dàng cắt thành nhiều hình dạng tùy chỉnh. Đá travertine đã được sử dụng làm vật liệu xây dựng từ thời La Mã, bạn có thể thấy Đấu trường La Mã nổi tiếng thế giới cũng được xây dựng gần như hoàn toàn bằng travertine. Rất nhiền khách sạn, công trình kiến trúc sử dụng loại sàn này cho hàng hiên, ốp tường và lối đi.
6. Sàn gỗ công nghiệp (Laminate flooring)
Đang là trend trong nhiều năm, laminate vật liệu lát sàn gỗ công nghiệp rất bền, chống lại vết bẩn và phai màu mà còn dễ dàng lắp đặt. Sàn gỗ công nghiệp có lớp trên cùng được bảo vệ bởi lớp phủ nhựa và được gia công bởi các lớp ván ép hoặc sợi nén khác. Nó khá giống với sàn gỗ kỹ thuật với một lớp trên cùng được hỗ trợ bởi ván ép hoặc sợi nén. Nhìn bên ngoài sàn gỗ laminate trông giống như gỗ thật hoặc thậm chí giống vật liệu khác như đá, ngói, bê tông, cũng có nhiều màu sắc - hoa văn. Thường chúng được thiết kế dưới dạng ván hoặc gạch và thậm chí có thể được lắp đặt trên sàn hiện có mà không cần sử dụng đinh hoặc keo. Bề mặt sàn laminate được sản xuất bằng công nghệ in 3D nên bất kỳ style nào cũng có thể làm ra được.
Ưu điểm: Sàn gỗ công nghiệp có giao diện của gỗ và đá nhưng chi phí thấp hơn. Sàn gỗ công nghiệp có độ bền cao và việc bảo trì cũng đơn giản. Chúng có khả năng chống ố và chống xước.
Nhược điểm: Sàn gỗ công nghiệp không có khả năng chống thấm. Nước đọng sẽ gây hư hỏng vĩnh viễn và cần phải thay thế.
Phòng được đề xuất: Các khu vực đông người qua lại như hành lang, phòng chờ hoặc văn phòng. Nó không được khuyến khích cho các khu vực có độ ẩm cao hoặc tiếp xúc trực tiếp với nước.
7. Sàn Vinyl
Sàn nhựa Vinyl có tính linh hoạt và hơi mềm dưới chân - bởi vì bên dưới nó được hỗ trợ bởi một lớp mút xốp. Mặc dù cảm giác mền mịn nhưng chúng rất cứng và bền vì vinyl có một lớp gia công ở mặt trên có khả năng chống ố - chống xước. Sàn vinyl không cần bảo dưỡng, có nhiều màu sắc và hoa văn khác nhau. Một số loại vinyl gần giống với màu gỗ hoặc đá sẽ mang lại cho bạn vẻ ngoài như ý muốn. Sàn vinyl (gạch vinyl, ván vinyl và vinyl tấm) các loại này đều có khả năng đàn hồi, linh hoạt và đệm. Loại sàn này được dùng khá nhiều ở bệnh viện hay cơ sở y tế, nơi cần thiết cho sàn ít đường nối vì lý do sức khỏe.
Ưu điểm: Vinyl tương đối dễ lắp đặt và khả năng chống lưu lượng đi lại cao. Chất liệu cũng mềm dẻo, dễ dàng đi đứng và không gây tiếng ồn. Nhìn chung, sàn vinyl rất cứng và bền. Vinyl có nhiều màu và chi phí khiêm tốn. Sàn có thể được đệm bằng nỉ hoặc xốp để tạo thêm sự thoải mái. Những loại sàn vinyl tốt sẽ có tuổi thọ tầm 15 năm.
Nhược điểm: Mặc dù vinyl được sản xuất để giống với các vật liệu khác, nhưng nếu nhìn kỹ nó trông không đẹp bằng vật liệu thật. Các tấm vinyl lớn hơi khó vận chuyển.
Các phòng được đề xuất: Vinyl nên để trong các phòng giặt là, vì nó giảm thiểu tiếng ồn từ máy giặt.
8. Sàn vải sơn (Linoleum)
Linoleum được coi là một sự lựa chọn rất thân thiện với môi trường. Vật liệu này được làm từ các chất tái tạo, có thể phân hủy sinh học như dầu hạt lanh và nút chai. Các sắc tố sau đó được thêm vào hỗn hợp này để tạo ra nhiều màu sắc phong phú và rực rỡ. Linoleum có dạng tấm, ván nhiều lớp hoặc gạch. Chúng thường được dán tại chỗ hoặc lắp đặt như một thiết kế sàn nổi. Mặc dù sàn linoleum có độ bền cao, nhưng nó sẽ cần được làm sạch thỉnh thoảng như các loại sàn khác. Sàn linoleum có chi phí mức trung bình tầm 2-5$ cho mỗi mét vuông.
9. Sàn đá cẩm thạch tự nhiên (Natural Marble Stone Flooring)
Độ bóng mịn và đường vân đầy màu sắc tinh tế của sàn đá cẩm thạch tự nhiên tạo cho căn phòng một cảm giác thanh lịch và cao cấp. Đá tự nhiên rất đẹp, chống lại nước và độ ẩm nhưng sẽ tạo cảm giác lạnh hoặc trơn khi bị ướt. Đá tự nhiên như đá cẩm thạch và đá granit nên được tân trang khoảng 4-5 năm/lần để giúp chống ẩm và vết bẩn xuất hiện. Các loại đá khác như đá vôi hay đá sa thạch cần được vệ sinh thường xuyên hơn. Một trong những vật liệu lót sàn đắt tiền nhất là đá, nhìn vào là bạn biết gia chủ chịu chơi cỡ nào rồi.
10. Sàn trải thảm (Carpet)
Được làm từ vải dệt dày, thảm là một trong những vật liệu lót sàn linh hoạt nhất mà bạn sẽ tìm thấy. Có sẵn nhiều màu sắc, kết cấu và chất lượng, nó vẫn là một lựa chọn lát sàn phổ biến trong nhiều thập kỷ ở phương Tây. Thường được làm từ len dệt hoặc sợi tổng hợp như nylon, polypropylene hoặc polyester. Nylon hay được sử dụng thường xuyên nhất do độ bền tuyệt vời và có nhiều kiểu dáng khác nhau.
Ưu điểm: Về mặt thẩm mỹ, thảm mang lại cảm giác mềm mại và ấm cúng cho căn phòng. Chúng cung cấp một bề mặt mịn và yên tĩnh để đi lại. Lắp đặt đơn giản, nhanh chóng và linh hoạt, thích ứng với các bề mặt không bằng phẳng.
Nhược điểm: Thảm dễ bị ố, ngay cả những loại được làm bằng công nghệ sợi cao. Chúng yêu cầu làm sạch và bảo trì liên tục bằng cách sử dụng máy hút. Thảm cũng là một yếu tố nguy cơ đối với những người bị dị ứng hoặc hen suyễn, vì chúng tích tụ bụi/ các hạt ngay cả khi được vệ sinh thường xuyên.
Phòng được đề xuất: Nên sử dụng thảm trong những căn phòng ít người qua lại, để giảm thiểu sự tích tụ bụi bẩn. Chúng thường được sử dụng trong phòng ngủ. Thảm không được làm sạch thường xuyên có ảnh hưởng xấu đến chất lượng không khí.
Chọn loại sàn nào để sử dụng cho từng phòng trong nhà là một quyết định quan trọng có thể ảnh hưởng rất nhiều đến giá trị căn nhà. Khi quyết định lát sàn, điều quan trọng là phải xem xét ngân sách và gu thẩm mỹ của bạn. Rees đã cung cấp cho bạn các mẫu chất liệu lót sàn phổ biến nhất hiện nay, giúp bạn hình dung các loại sàn khác nhau trong ý tưởng. Nếu bạn muốn tham khảo các mẫu nhà hay đất nền nha trang hãy nhắn tin rees nhé!