Hướng dẫn từng bước quy trình xây nhà
Các bước xây nhà
Xây nhà là một trải nghiệm rất thú vị, đặc biệt là khi bạn hiểu được quy trình hoạt động như thế nào. Việc lớn này sẽ tốn rất nhiều thời gian, công sức, tiền bạc của bạn. Đừng đặt nặng tâm lý suy nghĩ quá nhiều, chúng ta cứ tiến hành từng bước, để quá trình xây dựng nhà mới vừa khám phá vừa thử thách. Tìm kiếm để xây dựng ngôi nhà mơ ước cần có kế hoạch chi tiết nhất để hoàn thành đúng tiến độ, chuẩn bị ngân sách và người giám sát đầy đủ. Để giúp bạn chuẩn bị và hiểu rõ việc xây dựng ngôi nhà mới của mình, rees sẽ gợi ý quy trình các bước để xây dựng nhà từ A-Z. Hãy cân nhắc những ưu và nhược điểm của từng lựa chọn được liệt kê dưới đây, từ đó bạn sẽ đút kết được kinh nghiệm, thiết kế trở nên độc đáo với nhu cầu và thị hiếu của gia đình mình. Bài viết này phác thảo các bước điển hình mà người xây nhà của bạn sẽ thực hiện trong quá trình xây dựng một ngôi nhà mới và sẽ giúp bạn nắm bắt được những gì sẽ xảy ra ở các giai đoạn quan trọng.
1. Trước khi xây nhà
Sau khi bạn chọn được miếng đất ưng ý hãy lên ý tưởng về cấu trúc ngôi nhà muốn xây. Từ ý tưởng sơ bộ hãy nhắm chừng chi phí, nên hỏi ý kiến những người đã từng có kinh nghiệm trong việc này. Tránh tình trạng đang xây hết tiền phải ngừng dở dang, nên dự trù kinh phí dư tầm 10-30% dự toán ban đầu. Tiếp theo hãy tìm công ty thiết kế nhà để lên bản vẽ chi tiết. Nếu bạn tin vào phong thủy hãy nên xem ngày xây nhà hợp lý, chọn thời điểm tránh mùa mưa bão mất công ảnh hưởng xấu đến tiến độ thi công và chất lượng công trình. Tiếp theo là bắt đầu xin giấy phép xây dựng, tìm và chọn các nhà cung cấp vật liệu. Đội thi công bao trọn công trình. Nếu bạn đập đi xây lại hãy nghĩ đến phương án dọn đến chỗ ở tạm nhé.
2. Chuẩn bị cơ bản
- Nếu có nhà cũ bạn cần tháo dỡ và di chuyển đồ đạc hợp lý.
- Làm trại mini cho công nhân nghỉ ngơi.
- Chọn một vị trí để tập kết nguyên vật liệu (nếu chỗ quá chật thì nên gửi tại kho nơi lấy hàng, khi nào cần thì gọi lấy).
- Phải có hàng rào che chắn, vách ngăn bạt phủ công trình tránh gây ảnh hưởng các nhà xung quanh và bảo vệ tài sản của mình.
- Tất nhiên điện nước phải luôn sẵn sàng cho thi công.
- Thông thường nhà thầu bạn chọn có đầy đủ giấy tờ hợp pháp chứng minh có khả năng, năng lực thi công. Họ sẽ đảm nhận trọn gói những khâu trên và tùy theo gói thầu mà sẽ làm những việc khác nhau, ví dụ như:
Khoán phần thô và nhân công: bạn sẽ chọn vật tư hoàn thiện theo sở thích màu sắc, hình dáng, chất liệu...Bù lại sẽ gây mất thời gian, công sức để tìm hiểu hay chạy đi mua vật tư lúc thiếu. Dẫn đến thời gian kéo dài khiến nhà thầu chậm trễ.
Khoán nhân công: Bạn sẽ lo toàn bộ vật liệu, sắp xếp mọi thứ cho nhà. Để làm được việc này chắc chắn bạn phải có kinh nghiệm thi công mới có thể chỉ đạo và giám sát từng bước. Nếu xây nhà lần đầu mà khoán nhân công dễ gặp phải phát sinh chi phí, vật tư thừa thiếu, chậm tiến độ và công sức mọi người.
Khoán trọn gói: nhà thầu sẽ lo từ đầu đến cuối, không lo phát sinh chi phí nhiều vì đã thỏa thuận mọi cái trên hợp đồng. Chìa khóa trao tay nhưng nhược điểm là ngôi nhà mới có thể không thỏa mãn mọi thứ như mong muốn.
Sau đó thông báo ngày khởi công đến ủy ban nhân dân phường/xã nơi bạn cư trú (phải thông báo trước 7 ngày đến cơ quan cấp phép). Nếu bạn xây thuộc công trình xen kẽ, chủ đầu tư phải lập hồ sơ hiện trạng các nhà lân cận để làm cơ sở giải quyết khiếu nại sau này nếu xảy ra hư hỏng công trình lân cận. Hồ sơ phải có sự xác nhận của các bên và có thể lập bằng cách đo vẽ, lập sơ đồ.
3. Bắt đầu thi công
a. Phần thô
Đây là phần rất quan trọng vì nó là khung xương của mỗi ngôi nhà. Thông thường, công việc chuẩn bị mặt bằng và nền móng được thực hiện bởi cùng một nhóm.
- Móng (cấu trúc mà ngôi nhà giao tiếp với mặt đất): Động thổ, đào móng, đóng cọc tre, cọc gỗ, gia công cốp pha, cốt thép… hay ép cọc bêtông. Làm hầm nhà, đường cống, đường thoát nước, bể nước, bể phốt và các công trình ngầm.
- Thân : Gia công cốt pha, cốt thép, đổ bê tông cột dầm sàn các tầng, dầm, xây tô, cán nền,…Sau khi bê tông đóng rắn, đội thợ tiến hành dán màng chống thấm cho tường móng.
- Mái : Lắp dựng xà gỗ, lọt mái.
- Lắp khung bao cửa.
- Hệ thống đường ống, điện, nước, mạng, cáp,..
b. Phần khung
Hệ thống sàn, tường, mái được hoàn thiện (gọi chung là phần vỏ hoặc khung xương của ngôi nhà). Chống thấm, chống mốc bao phủ trong và ngoài. Tiếp theo bạn check các mục sau:
- Đường ống và dây điện.
- Bả matit, sơn nước, sơn dầu.
- Đường ống thoát nước và lỗ thông hơi.
- Lắp và hoàn thiện cửa gỗ, thép, nhôm.
- Đường cấp nước.
- Lắp lan can, cửa chính, cửa sổm, tay vịn cầu thang, lan can mặt tiền.
Nếu nhà bạn có hệ thống sưởi, lò nung cũng nên lưu ý cách lắp đặt xuyên qua mái nhà và lớp cách nhiệt được lắp đặt trong sàn, tường và trần nhà. Gia chủ có thể trực tiếp làm nhiệm vụ giám sát (nếu bạn có kiến thức và thời gian). Hoặc nhờ người đáng tin cậy hay công ty giám sát có uy tín. Người giám sát công trình sẽ theo dõi xuyên suốt chất lượng thi công nhà thầu, kiểm tra số lượng vật tư, chất lượng, quy cách mẫu mã như đã đặt trước. Thúc đẩy thi công nhằm bảo đảm tiến độ. Thường xuyên kiểm tra công tác thực hiện an toàn lao động.
4. Hoàn thiện
Bắt tay vào nhiệm vụ trang trí tốn khá nhiều thời gian và tiền bạc nhất. Bạn check các mục sau:
- Đóng trần thạch cao.
- Ốp lát gạch đá trang trí.
- Ốp đá cầu thang, bàn bếp.
- Lát nền nhà,WC, sân, bồn tắm, sen vòi.
- Lắp thiết bị điện, công tắc, ổ cắm…
- Lắp đèn chiếu sáng.
- Lắp thiết bị vệ sinh, bồn nước, máy bơm, máy nước nóng, lắp gương, vòi nước, treo khăn.
- May màn, rèm cửa chính và cửa sổ.
- Mua sắm các trang thiết bị nội thất khác như sofa, tivi, tủ lạnh, máy lạnh…
- Rà soát và yêu cầu nhà thầu sửa chữa những chỗ có sai sót.
- Làm vệ sinh nhà sạch sẽ trước khi dọn đến ở.
Sau khi hoàn thiện bên trong hãy tiến ra ngoài lắp đặt (gạch, vữa, đá). Nếu nhà bạn có sân vườn hãy trang trí hiên nhà, cổng , tường rào. Lát nền sân vườn. Tạo hồ nước, tiểu cảnh, bồn hoa. Trồng thảm cỏ, cây xanh.
5. Nghiệm thu
Sau khi nhà mới hoàn thiện trang trí nội thất, lắp đặt mọi thứ trong và ngoài bạn sẽ là người kiểm tra lần cuối. Đây là lúc bạn, nhà thầu xây dựng và nhà thầu tư vấn thiết kế phải tổ chức nghiệm thu, lập biên bản nghiệm thu hoàn thành công trình xây dựng trước khi đưa công trình vào khai thác sử dụng.
- Nghiệm thu theo từng hạng mục.
- Lập bảng thống kê để dễ theo dõi.
- Các bên có liên quan phải có trách nhiệm sửa chữa và khắc phục nếu có sự cố.
- Biên bản nghiệm thu là cơ sở thanh toán cho nhà thầu.
- Các bộ phận bị che khuất của công trình (ví dụ hầm, hố, đường ống nước, điện âm tường…) phải được nghiệm thu và làm bản vẽ hoàn công trước khi tiến hành các công việc tiếp theo.
Người xây dựng sẽ hướng dẫn bạn tham quan ngôi nhà mới để làm quen với các tính năng của nó cũng như hoạt động cả hệ thống và thành phần khác nhau. Giải thích trách nhiệm của công ty đối với việc bảo trì, bảo dưỡng, cũng như phạm vi bảo hành và các thủ tục. Điều này thường được gọi là cú chót, đây cũng là cơ hội cuối để phát hiện các mục cần sửa chữa hoặc điều chỉnh, vì vậy hãy chú ý và quan sát. Kiểm tra bề mặt của mặt bàn, đồ đạc, sàn nhà và tường xem có thể bị hư hỏng gì không. Đôi khi, trong quá trình xây dựng không phát hiện nhưng chủ nhà lại thấy nhiều lỗi.
Trung bình, phải mất từ hai đến sáu tháng để xây một ngôi nhà mới từ đầu đến cuối. Hãy nhớ rằng, lịch trình xây dựng của bạn có ý nghĩa như một kim chỉ nam. Quá trình xây dựng một ngôi nhà rất thú vị với tất cả mọi người, nhưng nếu bạn tìm một ngôi nhà theo yêu cầu, để rút ngắn các yếu tố như thời gian, tài chính và sở thích cá nhân. Bất kể bạn quyết định điều gì, bất động sản Nha Trang Rees luôn ở đây để hỗ trợ bạn trên mọi chặng đường.